Lưu ý về việc mang hành lý lên máy bay sang Nhật Bản năm 2018


Sang Nhật Bản để du học hay xuất khẩu lao động thì có rất nhiều vấn đề phải chuẩn bị. Vì vậy, đôi khi có những bạn du học sinh, thực tập sinh không tìm hiểu kỹ hay cập nhật thông tin mới về những quy định khi mang hành lý khi đi máy bay sang Nhật Bản mà lại phải chịu cảnh chuẩn bị rất nhiều đồ nhưng mất công để lại hết. Bài viết này, NGOẠI NGỮU DU HỌC SUNNY sẽ chia sẻ cho các bạn những quy định cần biết về việc mang hành lý khi bay sang Nhật mới nhất.

1. Quy định về đồ vật trong hành lý mang đi

1.1. Những đồ cấm mang lên máy bay sang Nhật




- Các loại chất nổ: bom, mìn, pháo.

- Các chất dễ cháy: gas, cồn, xăng dầu, sơn.

- Các chất hoá chất độc hại, chất ăn mòn, lây nhiễm, oxy hoá.

- Cặp túi, két, những thứ có thiết bị báo động

- Những thứ bị cấm vận chuyển theo quy định của các vùng mà máy bay bay qua.

- Các thiết bị có thể tự vận hành sử dụng pin lithium.

- Đối với 1 số hãng máy bay cũng không cho phép mang sầu riêng lên máy bay, kể cả hành lý xách tay lẫn ký gửi. Vì mùi của loại quả này khá "nhạy cảm" với nhiều người.


Những đồ không được mang lên máy bay

1.2. Những loại chất lỏng được phép mang lên máy bay




- Các chất lỏng mang theo phải được đựng trong những bình thuỷ tinh, đóng kín. Bình phải đặt trong một túi nhựa trong suốt, mỗi người chỉ được mang theo 1 túi này.

- Thuốc chữa bệnh phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của bác sĩ và hành khách.

- Sữa, đồ ăn cho trẻ sơ sinh phải có trẻ sơ sinh cùng đi.

- Các chất lỏng khác mua tại các cửa hàng miễn thuế ở sân bay hay trên máy bay sẽ không bị giới hạn theo quy định trên, tuy nhiên vẫn phải được đựng trong các túi nhựa trong suốt, bên trong có hoá đơn ghi rõ nơi bán, ngày bán để ở chỗ có thể dễ dàng nhìn thấy, niêm phong túi cẩn thận.

Chất lỏng phải để trong bịch trong suốt, dán kín


1.3. Các thứ hạn chế mang theo trong đồ hành lý xách tay


- Các loại được coi như vũ khí hoặc có thể trở thành vũ khí: dao, dùi cui, kiếm, gậy, dao lam, búa, kìm, kim.
Nếu bạn có giấy phép sử dụng súng đạn, muốn mang theo thì phải được vận chuyển theo hành lý ký gửi, ngay cả những quan chức nhà nước hay nhân viên làm nhiệm vụ quan trọng như bảo vệ lãnh đạo, áp tải tội phạm cũng không được mang theo.

- Các loại pin ắc quy trừ pin dùng cho các vật dụng cá nhân như: đồng hồ, máy ảnh, điện thoại,…Còn đối với pin lithium có công suất 100 – 160 Wh chỉ đươc mang theo tối đa là 2 cái và phải được bọc cẩn thận tránh đoản mạch.

- Các thứ bị hạn chế theo quy định của các quốc gia mà máy bay bay qua.
Không được mang vũ khí và những đồ vật có thể trở thành vũ khí trong hành lý xách tay

1.4. Các thứ bị hạn chế vận chuyển theo đường ký gửi

- Những vật dễ vỡ như: bình thuỷ tinh, đồ sành sứ.

- Những thực phẩm dễ bị hỏng như: đồ đông lạnh, rau quả, thực phẩm tươi.

- Những thực phẩm tươi sống phải được bọc cẩn thận để không gây ảnh hưởng đến các hành lý khác.

- Những thứ khác có mùi đặc trưng, gây khó chịu sẽ không được vận chuyển nếu không đóng kín, đảm bảo không có mùi ra bên ngoài tối đa 3 lít hoặc 3kg chất lỏng và 0,5kg đối với các đồ khác.

- Các đồ điện tử như: máy ảnh, ipad, laptop.

- Những đồ giá trị như: tiền bạc, giấy tờ nhà đất, hợp đồng đàm phán, trang sức cá nhân.

- Các vật khác theo quy định của các quốc gia, vùng lãnh thổ mà máy bay bay qua.

2. Các loại hành lý mang đi sang Nhật Bản

Thường thì mang lên máy bay, hành lý được chia làm hai loại:
- Hành lý xách tay (hand/cabin luggage)
- Hành lý ký gửi (checked luggage).

2.1 Hành lý xách tay

- Là đồ bạn mang theo bên mình khi lên máy bay và để ở hộp đồ phía trên đầu bạn, dưới gầm ghế hoặc cầm trên người.

- Cân nặng: về quy định không được quá 7kg nhưng bạn có thể mang > 10kg nếu đóng gói gọn gàng.

- Kích thước: hành khách (ngoại trừ trẻ nhỏ) được phép mang một kiện hành lý xách tay lên máy bay. Kích thước không vượt quá 56 cm với chiều cao, 36 cm với chiều rộng, 23 cm với chiều sâu.

2.2. Hành lý ký gửi

- Thường là đồ nặng, bạn không được phép mang lên khoang mà phải gửi khi làm thủ tục check in.
- Cân nặng: Tùy theo loại vé mà bạn có thể gửi từ 20 đến 40 kg.
- Kích thước: Chiều cao không vượt quá 81cm, chiều rộng 119 cm, chiều sâu 119 cm.

3. Những kinh nghiệm khi mang hành lý sang Nhật

- Để đóng gói hành lý được tốt, du học sinh và thực tập sinh nên chuẩn bị cho mình một vali kéo chắc chắn, 1 ba lô, 1 túi xách tay đeo qua người (đựng các giấy tờ).

- Nhớ cân hành lý trước khi bay để tránh trường hợp ra sân bay bị bắt để lại đồ hay phải đóng mức phí cao khi quá số cân quy định.

- Về hành lý xách tay:
+ Nên dùng 1 túi để những vật nặng như sách, vở và 1 catap hình vuông nhỏ xếp những vật nhỏ, nặng. Hoặc có thể đeo vào balo nhỏ gọn. Nếu sắp xếp gọn gàng bạn có thể mang đc 10-13kg.
+ Nếu đi vào mùa lạnh bạn còn có thể mang đc vài cái áo khoác và quần trên người tuỳ cách bố trí. Tuy nhiên cũng không nên mang nhiều vì mua quần áo mùa đông bên Nhật cũng rất rẻ và áo Nhật rất ấm, nhẹ hơn, chống lạnh tốt hơn áo Việt vì thiết kế chuyên dụng cho thời tiết ở Nhật.

- Về hành lý ký gửi:Các bạn đặc biệt lưu ý: nếu bạn mua vé có hành lý ký gửi là 40kg thì sẽ phải chia ra làm 2 kiện và mỗi kiện không nặng quá 30kg (vì nhiều bạn lần đầu ko hiểu cứ nghĩ là tổng trọng lượng hành lý ký gửi là 40kg nên khi đóng đồ thì đóng đầy 1 vali to sau đó mới đóng thêm vali nhỏ. Nhiều trường hợp đóng đủ tiêu chuẩn cân nặng và gọn gàng nhưng ra sân bay lại phải tháo rất tốn thời gian và gấp gáp.

- Chỉ mang theo những vật dụng cần thiết và đúng quy định.

- Những đồ có giá trị, đồ điện tử luôn để trong hành lý xách tay mang theo người.Chúc các bạn thượng lộ bình an và thành công!

Post a Comment

[blogger][disqus][facebook]

www.cayhoagiay.com

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.